Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh phát triển bền vững và cạnh tranh hội nhập quốc tế sâu rộng, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là yếu tố sống còn của đơn vị cung cấp lẫn sử dụng.
Tập đoàn TTC cũng không nằm ngoài xu thế ấy khi xác định tập trung đầu tư mạnh vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhằm tìm kiếm, cung cấp nguồn nhân lực đủ trình độ và năng lực, có lợi thế cạnh tranh với thị trường lao động trong và ngoài nước.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thanh Diệp, Tổng Giám đốc Công ty CP Giáo dục Thành Thành Công – TTC Edu (thuộc Tập đoàn Thành Thành Công- TTC) khẳng định: “Việt Nam không thể chỉ dừng lại ở thị trường lao động giá rẻ với đức tính cần cù, chịu khó mà phải là nguồn nhân lực có tri thức, có kỹ năng làm việc trong môi trường công nghệ cao, có kỷ luật, trách nhiệm để làm việc đạt được tầm nhìn, sứ mạng của doanh nghiệp chứ không chỉ là con người chung chung…”.
Phóng viên: Những vấn đề bà vừa đề cập là đòi hỏi bức bách của thị trường lao động hiện nay. Hẳn đó là lý do mà TTC quyết tâm đầu tư mạnh vào lĩnh vực giáo dục - đào tạo trong thời gian qua không, thưa bà?
Bà Nguyễn Thanh Diệp: Đúng vậy, TTC là tập đoàn đa ngành nên nhu cầu tuyển dụng, sử dụng nhân lực hàng năm rất lớn. Xuất phát từ thực tế của chính doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn sinh viên mới ra trường chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và sử dụng công nghệ cao. Điều này cho thấy nhà trường đang đào tạo cái mình có, đào tạo chưa sát thực tế nhu cầu của doanh nghiệp.
Trong khi đó, doanh nghiệp rất cần đội ngũ lao động kỹ thuật đã qua đào tạo, vừa biết nghề vừa có kỹ năng. Trong bối cảnh “khát” lao động chuyên nghiệp, TTC không thể thụ động ngồi chờ mà chủ động cùng với nhà trường tham gia đào tạo. Điều này trước mắt phục vụ cho chính các doanh nghiệp của TTC, song đồng thời còn là trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Phóng viên: Cụ thể hơn đó là những đầu tư gì cho giáo dục đào tạo, thưa bà?
Bà Nguyễn Thanh Diệp: Tại những địa phương mà TTC đã và đang hoạt động, TTC thể hiện những đóng góp thiết thực cho cộng đồng và xã hội bằng các chương trình trọng điểm, bao gồm: đầu tư giáo dục, chăm sóc sức khỏe và hoạt động thiện nguyện. Riêng ở lĩnh vực đầu tư giáo dục, TTC đặc biệt chú trọng chính sách phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, chú trọng quyền lợi về giáo dục bằng việc đầu tư xây dựng hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học, cao đẳng và đại học. Điều này không chỉ tạo ra cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người theo chủ trương xã hội hóa giáo dục mà còn góp phần đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.
Nếu như ở phổ thông, ngoài giảng dạy kiến thức, TTC Edu chú trọng các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng nhằm giúp các em hoàn thiện nhân cách và phát triển tư duy, thì ở bậc sau phổ thông, TTC tập trung đào tạo nguồn nhân lực đi vào các ngành nghề xã hội cần bằng những chương trình đào tạo bám sát nhu cầu của doanh nghiệp, đưa sinh viên tiếp cận doanh nghiệp càng nhiều càng tốt, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và doanh nghiệp song song với việc tăng cường ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cho sinh viên. Mục tiêu cuối cùng TTC hướng đến là sản phẩm qua hệ thống đào tạo của TTC phải được xã hội công nhận bằng các tiêu chí đo lường, đánh giá, kiểm định, đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp, thích ứng, cạnh tranh được với thị trường lao động vốn rất đa dạng.
Phóng viên: Được biết, trong năm 2016, TTC Edu đầu tư mạnh vào mảng giáo dục nghề nghiệp, trong đó có Trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi. Có vẻ như TTC Edu đánh giá cao thị trường giáo dục và khao khát cung cấp nhân lực cho khu vực này?
Bà Nguyễn Thanh Diệp: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nguồn lao động khá dồi dào, hệ thống đào tạo nghề nghiệp từ hệ trung cấp đến đại học khá nhiều, thị trường tuyển dụng, sử dụng lao động sôi động. Song thực tế, nguồn nhân lực qua đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Với sự đầu tư vào giáo dục chuyên nghiệp, chúng tôi kỳ vọng từng bước giải được bài toán thiếu nhân lực, trước mắt là cho chính các doanh nghiệp của TTC ở các địa bàn mà TTC hoạt động như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, TP.HCM, Lâm Đồng, các khu vực miền Tây và Nam Trung Bộ…
Riêng tại Đồng Nai, sự phân luồng học sinh sau THCS và THPT, định hướng giáo dục nghề nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ, hệ thống giáo dục nghề nghiệp rất phát triển, có thể xem đây là một lợi thế của địa phương. Trong năm 2015, 2016, sau khi khảo sát nhu cầu doanh nghiệp khu vực Đông Nam bộ và các tỉnh lân cận, TTC Edu đã quyết định đầu tư mạnh vào giáo dục nghề nghiệp ở bậc cao đẳng, đại học, trong đó có Trường cao đẳng công nghệ và quản trị Sonadezi (Đồng Nai).
Có thể thấy, Trường Sonadezi với những lợi thế vốn có như vị trí thuận lợi, liền kề các khu công nghiệp hiện đại, với các ngành nghề đào tạo mà thị trường tại chỗ đang rất hút như: May, Giày, tiếng Hoa, Anh văn thương mại…Hầu hết sinh viên các ngành này được doanh nghiệp đánh giá cao trong quá trình thực tập và tuyển dụng, khả năng tìm việc và được trả lương khá cao.
Các doanh nghiệp cũng kỳ vọng khi Trường Sonadezi tiếp tục được đầu tư, nâng cấp mở rộng nhà xưởng, cải tiến chương trình đào tạo ngày càng gắn liền với thực tế, đồng thời phát triển thêm các ngành nghề khác phục vụ cho sản xuất và công nghệ cao.
Ngoài ra, tại Trường Sonadezi, TTC Edu đang tập trung phát triển một dự án theo chuỗi liên kết nhà trường – doanh nghiệp kết hợp các dịch vụ tiện ích nhằm theo mô hình khu phức hợp liên kết đào tạo. Theo đó, các chương trình đào tạo chuyên ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, du lịch sẽ được thiết kế chuyên biệt trên cơ sở cân bằng lý thuyết và thực tiễn, tăng cường trải nghiệm công việc thực tế thông qua các kỳ thực tập tại các doanh nghiệp và thị trường theo đúng chuẩn quốc tế.
Phóng viên: TTC Edu kỳ vọng gì với dự án đào tạo có vẻ như khá mới mẻ tại Đồng Nai?
Bà Nguyễn Thanh Diệp: TTC là một tập đoàn đa ngành, trong đó lĩnh vực du lịch với các dịch vụ lữ hành và cơ sở lưu trú hoạt động tại Camphuchia, Huế, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Cần Thơ, Bến Tre và TP.HCM, bao gồm các thương hiệu nổi tiếng như Thanh Bình, Ngọc Lan, Golf 3, Golf Cần Thơ, Park Diamond, Pegasus, Indochine, TTC Safari…
Dự án đào tạo này nằm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực trước mắt phục vụ cho các hệ thống của TTC mà Trường Sonadezi sẽ là địa chỉ đào tạo hiệu quả. Có thể nói, với kinh nghiệm điều hành quản lý của TTC và hợp tác với các đối tác quốc tế, sản phẩm mà TTC đào tạo phải là nguồn nhân lực sẵn sàng bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Xin cám ơn bà!
Hệ thống Giáo dục TTC hiện đang sở hữu 12 trường, gồm 10 trường từ mầm non đến trung học, 1 trường cao đẳng và 1 trường đại học với hơn 12.000 học sinh-sinh viên, trong đó có cả trường quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Tất cả trường học thuộc Hệ thống Giáo dục TTC tập trung tại Đồng Nai, TP HCM, Bình Dương và Lâm Đồng đều được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, rèn luyện thể chất, tinh thần.
Bùi Nguyễn
(Người Lao Động, 6/2016)
TS: Đỗ Thị Hoài- Chủ tịch HĐQT Tập Đoàn CHC có chiến lược đến năm 2025 sẽ đưa Tập Đoàn CHC trở thành một Tập Đoàn có quy mô lên đến 1000 công ty trên toàn quốc,chị vui mừng khi được bầu vào Ban lãnh đạo của CLB Wlin - CLB nữ doanh nhân kết nối chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm thương trường nhiều năm trong kinh doanh,TS: Đỗ Thị Hoài mong muốn chia sẻ kinh nghiệm tích lũy có được để giúp các thành viên CLB Wlin có thể tồn tại trong môi trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay.
Khi lịch sử của một dòng họ được gắn liền với lịch sử của một dân tộc là lịch sử mang tính sử thi - bản anh hùng ca của một dân tộc và của một dòng họ!
Phật dạy: Tiền tài danh vọng của con người từ đâu mà tới? Người ta cả đời tranh giành nhau vì tiền tài, danh vọng, nhưng có bao giờ họ biết được, tiền tài danh vọng từ đâu đến? Trước tiên, hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây: Trước đây, có một người bởi vì kiếp trước tích lũy được đại đức, phúc báo lớn nên kiếp này được đầu thai làm Thái tử tôn quý. Còn một người khác bởi vì kiếp trước keo kiệt bủn xỉn lại tham lam nên kiếp này đã trở thành một người ăn mày nghèo nàn cơ cực. Thái tử bởi vì có thói quen sống làm việc thiện tích đức nên từ nhỏ đã là người hào phóng, rộng rãi. Anh ta luôn bố thí, quyên tặng thậm chí đem cả quốc khố của quốc gia để cứu tế dân nghèo. Không may rằng Quốc vương không đồng ý việc làm này của Thái tử, vì thế Quốc vương đuổi Thái tử ra khỏi Hoàng cung. Từ đó, Thái tử lưu lạc ngoài đường, không y phục, không đồ ăn thức uống chỉ có thể dùng cách hành khất mà kiếm sống. Về sau, Thái tử gặp người ăn mày kia và hai người trở thành bạn tốt của nh
Chiều 19/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ công bố sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam - được kỳ vọng sẽ góp phần đưa Việt Nam nhanh chóng bắt kịp, tiến cùng và vượt lên về khoa học, công nghệ và kinh tế.
Lão Tử nhìn nhận thế nào là người giàu có nhất? Hãy cùng xem qua cách nhìn đời đầy sâu sắc của ông. Người biết đủ mới là người giàu có nhất Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử giảng: “Tri túc giả phú”, nghĩa là: “Người biết đủ mới là người giàu có nhất”. Có một người câu cá ở ven bờ biển, tài câu cá của người đó vô cùng cao siêu, chỉ trong chốc lát đã câu được một con cá to có chiều dài hơn một thước (33 cm). Nhưng người câu cá này lại lấy móc câu ra khỏi miệng cá, sau đó thả nó trở về biển rộng. Những người xung quanh nhìn thấy vậy thì vô cùng ngạc nhiên, xì xáo bàn tán: Một con cá to như vậy cũng không khiến cho anh ta vừa ý, xem ra đúng là một cao thủ thật sự! Một lúc sau, người này lần nữa câu được một con cá cũng hơn một thước, nhưng anh ta vẫn như cũ, không thèm liếc nhìn liền thả con cá trở về biển. Cho đến lần thứ ba người này câu được một con cá nhỏ chừ
Mục tiêu hàng đầu của sơn CHC PAINT là được tin dùng sử dụng phổ biến, tin cậy và ưa thích trên toàn thế giới và Việt Nam.
Chiều 15/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Có nhiều con đường dẫn đến thành công, có vô số con đường dẫn đến sự giàu có, nhưng chỉ có một con đường duy nhất dẫn đến chiếc ngai thống trị toàn cầu, đó là con đường không tên được xướng lên bởi lòng nhân ái!
Trong năm 2017, mỗi ngày có gần 150.000 vé xe được đăng bán thông qua Vexere, tương đương 20% tổng lượng vé bán ra trên thị trường. Đây là câu chuyện khởi nghiệp thành công của Trần Nguyễn Lê Văn – chàng sinh viên bỏ học ở Mỹ để về Việt Nam bán… vé xe đò Tháng 7.2013, cái tên VeXeRe xuất hiện lần đầu trên thị trường thông qua chương trình tiếp sức mùa thi. VeXeRe lúc đó là cổng thông tin kết nối với 40 nhà xe cung cấp vé xe khuyến mãi cho thí sinh dự thi đại học ở TP.HCM. Sau 5 năm, VeXeRe đã kết nối với 300 nhà xe có từ 4 xe trở lên ở 2 đầu Hà Nội và TP.HCM, chiếm 10% tổng số nhà xe đang hoạt động trên toàn quốc. Trong năm 2017, mỗi ngày có gần 150.000 vé xe được đăng bán thông qua hệ thống VeXeRe, tương đương 20% tổng lượng vé bán ra trên thị trường. Theo Similarweb, tính đến tháng 10.2017, VeXeRe có hơn 2 triệu lượt truy cập mỗi tháng, bỏ xa 2 nhà xe lớn nhất hiện nay là Phương Trang và Thành Bưởi, có lượt truy cập lần lượt là hơn 560.000 và 157.000. Cùng với việc
Để luôn nổi trội vượt bậc trong top 10 công ty bảo vệ tại Việt nam. Chất lượng dịch vụ của Bảo Vệ CHC luôn được đặt lên hàng đầu. Nhân viên được đào tạo kỹ lưỡng, bài bản và có chứng chỉ nghiệp vụ trong ngành bảo vệ.Đằng sau sự chuyên nghiệp của công ty là sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm, nghiêm túc trong công việc được giao và có ý thức trách nhiệm. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho khách hàng.
Đi tìm giới hạn sức chịu đựng của cơ thể con người
Hé lộ chân dung 10 phụ nữ ảnh hưởng nhất thế giới năm 2017.
Đằng sau người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ quyền lực
"Đằng sau một người đàn ông thành công luôn có bóng dáng người phụ nữ" - tưởng là lời nói sáo rỗng nhưng giờ khoa học chính thức công nhận rồi đây
Vai trò của người phụ nữ trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc
10 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo tạp chí Forbes